Vị trí đặt phòng thờ trên phòng bêp là không tốt, cực xấu vì sao?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, việc đặt phòng thờ trên phòng bếp là điều rất kiêng kỵ và nó sẽ khiến vận thế của gia đình bị sa sút nhanh chóng. Không những thế, vị trí đặt phòng thờ này còn có tác động lớn tới phong thủy trong nhà.
Bởi lẽ nhà bếp là nơi tạo ra hỏa sát rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến linh khí được quy tụ tại phòng thờ. Do đó, việc đặt phòng thờ bên trên phòng bếp là điều gia chủ không nên lựa chọn, kể cả việc đặt bàn thờ sát tường phòng bếp.
Xem thêm:
Cách chọn vị trí bàn thờ gia tiên đúng hướng, hợp phong thuỷ
TOP 699+ mẫu thiết kế phòng thờ gia tiên đẹp, chuẩn phong thuỷ
Tuy nhiên, không ít các gia đình hiện nay sở hữu nhà 2 tầng nên đôi khi việc xây dựng phòng thờ ngay bên trên phòng bếp là điều khó tránh khỏi. Điều này xảy ra có thể do gia chủ không biết có thể đặt phòng thờ bên trên phòng bếp hay không hoặc cũng có thể do yếu tố không thể thay đổi thiết kế căn nhà mà phạm phải nguyên tắc thờ cúng này.
Theo lời khuyên được đưa ra bởi các chuyên gia phong thủy, nếu trong trường hợp gia chủ đặt bàn thờ ngay trên bếp thì có thể hóa giải bằng cách chuyển bàn thờ tới một vị trí khác trong nhà.
Cách hóa giải hướng bàn thờ xấu
Điều này sẽ mang lại tác dụng tránh độ nóng bốc lên từ bếp có thể gây ảnh hưởng tới nơi thờ cúng linh thiêng. Tuy nhiên, khi thay đổi vị trí mới cho bàn thờ, các gia chủ cũng cần lưu ý không nên đặt bàn thờ dựa lưng vào nhà tắm hay đối diện cửa ra vào bởi đây là những vị trí không đẹp.
Nếu gia đình bạn sở hữu một phòng thờ với diện tích nhỏ và khó để thay đổi vị trí bàn thờ trên bếp và càng khó khăn hơn khi di chuyển vị trí bếp đã được cố định thì các bạn vẫn có thể tham khảo cách hóa giải khác.
Theo đó, các bạn sẽ sử dụng những màu sơn nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho phòng bếp. Bạn có thể sử dụng những màu như màu xanh lá cây hay xanh da trời sẽ giúp nguồn nhiệt trong bếp được giải tỏa một cách nhanh chóng.
Như vậy, nội thất Nam Thành Phát đã chia sẻ về lý do tại sao không nên đặt phòng thờ trên phòng khách. Hi vọng bạn đã có cái nhìn chính xác để lựa chọn vị trí phòng thờ gia tiên trong gia đình.
Nội thất Nam Thành Phát là đơn vị thiết kế, thi công nội thất phòng thờ uy tín hàng đầu thị tường. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, Kiến trúc sư giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề cùng tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết cao nhất. Với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách những công trình độc đáo, chất lượng và đẳng cấp. Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên. Nam Thành Phát luôn truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tập thể để mọi người luôn có được sự chăm chút đến từng chi tiết cho sản phẩm.
Những thông tin về phong thuỷ đặt phòng thờ trên phòng bếp có tốt hay không mà chúng tôi vừa giới thiệu hy vọng giúp ích được cho quý khách hàng có thêm nhiều ý tưởng cho căn phòng thờ gia tiên của gia đình mình. Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Nội Thất Nam Thành Phát để được tư vấn một cách tốt nhất!
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Lỗi Sai Thường Gặp Khi Treo Hoành Phi Câu Đối Và Cách Khắc Phục
Hoành phi câu đối là biểu tượng văn hóa truyền thống trong các gia đình Việt Nam, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và cầu mong bình an cho gia đình. Tuy nhiên, việc treo hoành phi câu đối không phải lúc nào cũng đơn giản. Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp khi treo hoành phi câu đối và cách khắc phục mà nội thất Nam Thành Phát muốn chia sẻ để bạn có thể tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và hợp phong thủy.
Nhiều gia đình thường treo hoành phi câu đối ở những vị trí không thích hợp, như đối diện cửa chính hoặc cửa sổ, khiến vượng khí bị xáo trộn.
Việc treo hoành phi quá cao hoặc quá thấp có thể làm mất đi sự trang trọng và cân đối của không gian.
>>> Xem ngay: Top mẫu thiết kế nội thất phòng thờ đẹp, chuẩn phong thuỷ
Nhiều người thường không chú ý đến hướng treo hoành phi câu đối, dẫn đến việc đặt ở hướng không phù hợp với bản mệnh gia chủ.
Việc chọn chất liệu hoành phi không tương thích với không gian thờ cúng có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và phong thủy.
Nhiều gia đình thường không chú ý đến cách sắp xếp hoành phi và câu đối, dẫn đến bố cục mất cân đối và không hài hòa.
Nhiều người không chú ý đến việc bảo quản hoành phi câu đối, khiến chúng bị bám bụi bẩn hoặc hư hại theo thời gian.
Việc treo hoành phi câu đối đúng cách không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian thờ cúng mà còn giúp gia đình thu hút vượng khí, tài lộc. Hy vọng rằng những thông tin về lỗi sai thường gặp khi treo hoành phi câu đối và cách khắc phục mà nội thất Nam Thành Phát vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có được không gian thờ cúng trang nghiêm và linh thiêng. Đừng quên áp dụng những mẹo trên để tạo nên nơi thờ cúng hoàn hảo cho gia đình mình! Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế, thi công hoành phi, câu đối phòng thờ vui lòng liên hệ:
Văn phòng: Khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
Xưởng sản xuất: Khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
Hotline: 0858 937 899
Email: namthanhphat.ac@gmail.com
Website: https://phongthodep.net
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@NHAGONAMTHANHPHAT
Văn Khấn Cúng Gia Tiên – Cách Thực Hiện Đúng Chuẩn Ai Cũng Cần Biết
Cúng gia tiên là một nét văn hóa tâm linh quan trọng trong đời sống của người Việt, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Thông qua lễ cúng, con cháu bày tỏ lòng thành, mong được sự phù hộ và bình an từ ông bà tổ tiên. Văn khấn cúng gia tiên chính là lời cầu nguyện thành tâm, giúp truyền đạt thông điệp của người sống tới người đã khuất, kết nối hai thế giới âm và dương. Cùng nội thất nhà gỗ Nam Thành Phát tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé.
Lễ cúng gia tiên không chỉ được thực hiện vào những ngày lễ lớn mà còn diễn ra trong các dịp đặc biệt như:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
Hôm nay là ngày... tháng... năm...
Tín chủ con là... Ngụ tại...
Nhân ngày... (ví dụ: lễ Tết, ngày giỗ...), tín chủ con lòng thành sắm lễ, hương hoa trà qu��, thắp nén tâm hương kính dâng trước án.
Chúng con kính mời:
Cúi xin các vị thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ cho toàn gia chúng con luôn mạnh khỏe, bình an, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
>>> Xem ngay: 5 bước chuẩn bị đồ lễ bái gia tiên ngày rằng, mùng 1
Văn khấn cúng gia tiên không chỉ là lời cầu nguyện linh thiêng mà còn là cách để mỗi người nhớ về cội nguồn và tôn vinh truyền thống gia đình. Thực hiện lễ cúng đúng cách giúp gia đình giữ gìn được nếp sống tâm linh, mang lại bình an và may mắn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách chuẩn bị và thực hiện văn khấn cúng gia tiên, từ đó giúp bạn có được trải nghiệm tâm linh ý nghĩa và sâu sắc.
Màu Sơn Phòng Thờ Cho Người Mệnh Thổ Theo Chuẩn Phong Thủy
Phòng thờ là nơi linh thiêng và tôn kính, nơi gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên. Việc lựa chọn màu sơn phòng thờ không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn phải tuân theo những nguyên tắc phong thủy để mang lại sự bình an, may mắn. Đối với người mệnh Thổ, việc chọn màu sơn phù hợp với bản mệnh là yếu tố quan trọng để tạo ra không gian hài hòa, thuận lợi trong cuộc sống.
Theo phong thủy, mệnh Thổ tượng trưng cho đất, sự ổn định, kiên định và bền vững. Người mệnh Thổ thường có tính cách trung thành, điềm tĩnh và đáng tin cậy. Vì thế, các yếu tố liên quan đến đất như màu sắc và hướng đặt đồ vật có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc của họ.
Khi chọn màu sơn phòng thờ cho người mệnh Thổ, cần lưu ý đến các màu sắc tương sinh và tương hợp với bản mệnh.
Màu vàng nhạt tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có, đồng thời là màu sắc đại diện cho mệnh Thổ. Sử dụng màu vàng nhạt trong phòng thờ không chỉ tạo nên không gian ấm cúng, trang nghiêm mà còn giúp thu hút may mắn và tài lộc.
>>> XEM NGAY: Những màu sơn phòng thờ gia tiên phù hợp cho người mệnh mộc
Nâu đất là màu sắc tương hợp với người mệnh Thổ, thể hiện sự bền vững, ổn định và vững chắc. Phòng thờ sơn màu nâu đất sẽ mang lại cảm giác gần gũi, yên bình, đồng thời tạo ra năng lượng tích cực giúp gia đình luôn hòa thuận, yên vui.
Trong phong thủy, Hỏa sinh Thổ, vì vậy các gam màu thuộc hành Hỏa như đỏ và cam nhạt cũng là lựa chọn tốt cho người mệnh Thổ. Màu đỏ và cam nhạt mang lại sự ấm áp, tạo cảm giác tràn đầy năng lượng mà vẫn giữ được sự trang trọng, thanh lịch cho không gian phòng thờ.
Mệnh Thổ khắc với mệnh Mộc, vì vậy các màu thuộc hành Mộc như xanh lá cây hay xanh rêu cần được tránh khi chọn màu sơn phòng thờ. Những màu này có thể tạo ra sự xung khắc, ảnh hưởng đến tài vận và sức khỏe của gia chủ mệnh Thổ.
Ngoài việc chọn màu sơn phù hợp, việc bố trí phòng thờ cũng cần tuân theo các nguyên tắc phong thủy như:
Việc lựa chọn màu sơn phòng thờ cho người mệnh Thổ theo chuẩn phong thủy không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn giúp gia chủ thu hút tài lộc, bình an. Các màu sắc như vàng nhạt, nâu đất, đỏ và cam nhạt là những lựa chọn hoàn hảo, giúp không gian thờ cúng trở nên trang nghiêm và hài hòa. Đồng thời, việc tránh các màu xung khắc và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy khác sẽ giúp gia đình luôn an vui, thịnh vượng.
Trên đây nội thất Nam Thành Phát đã hướng dẫn mọi người cách chọn màu sơn phòng thờ cho người mệnh Mộc phù hợp nhất cho gia chủ. Hi vọng sẽ giúp ích được nhiều người, nếu có nhu cầu hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có được những tư vấn tốt nhất.
>>> Bài viết liên quan:
1. Hướng dẫn cách bố trí bàn thờ nhà 3 gian
2. Top 10 nguyên tắc bất biến trong thiết kế phòng thờ truyền thống
Bạn đang cần tư vấn thiết kế phòng thờ gia tiên, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ và số Hotline để được tư vấn và báo giá tốt nhất.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu – Ý Nghĩa Của Lễ Thượng Lương Khi Xây Dựng Nhà Thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt, tôn vinh vai trò của Mẫu – biểu tượng cho sức mạnh thiên nhiên và lòng từ bi che chở cho con người. Khi xây dựng nhà thờ Mẫu, lễ Thượng Lương (hay lễ cất nóc) là nghi thức quan trọng, đánh dấu sự hoàn thiện phần thô của công trình, gửi gắm hy vọng về sự bình an và thuận lợi. Trong bài viết này, Nội thất Nam Thành Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu và vai trò đặc biệt của lễ Thượng Lương khi xây dựng nhà thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với sự tôn thờ những vị thần mang năng lượng “âm”, tiêu biểu là các Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thoải và Địa. Đây là các nữ thần đại diện cho bốn yếu tố tự nhiên: trời, rừng, nước, và đất. Người dân tin rằng việc thờ Mẫu sẽ mang đến sức khỏe, tài lộc, và sự bình an cho gia đình và cộng đồng.
Nhà thờ Mẫu không chỉ là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng mà còn là không gian kết nối truyền thống dòng họ và bảo tồn giá trị văn hóa. Việc xây dựng nhà thờ Mẫu đòi hỏi sự tôn kính và cẩn thận trong từng khâu, đặc biệt là lễ Thượng Lương – nghi thức quan trọng để cầu mong cho công trình được bền vững và trường tồn.
Lễ Thượng Lương, còn gọi là lễ cất nóc, được thực hiện khi công trình đã hoàn thiện phần khung và mái. Từ “Thượng Lương” có nghĩa là đưa “xà chính” lên đỉnh mái, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng. Đối với nhà thờ Mẫu, lễ này mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng tôn kính đối với Mẫu và cầu mong sự bảo trợ cho công trình.
Lễ thượng lương đại cát nhà thờ mẫu và từ đường Nguyễn Đình tại Yên Mỹ - Hưng Yên
Các vật phẩm cần thiết cho lễ Thượng Lương bao gồm:
Tất cả được bày biện cẩn thận và trang nghiêm trên bàn thờ để thể hiện lòng thành kính của gia chủ.
Chọn Ngày Giờ Tốt Để Cất Nóc
Lễ Thượng Lương phải được thực hiện vào ngày giờ đẹp, hợp tuổi gia chủ và tránh các ngày xấu. Thường sẽ có thầy phong thủy tư vấn để đảm bảo nghi lễ được diễn ra suôn sẻ, mang lại vận may cho công trình.
Lễ Thượng Lương khi xây dựng nhà thờ Mẫu không chỉ là một nghi thức cúng lễ đơn thuần, mà còn là dịp để bày tỏ lòng thành kính với Mẫu và tổ tiên. Nghi lễ này góp phần đảm bảo sự bình an, may mắn cho công trình và gia đình. Việc chuẩn bị chu đáo từ vật phẩm, ngày giờ đến nghi thức sẽ giúp lễ Thượng Lương diễn ra thuận lợi, mang lại vận khí tốt cho nhà thờ Mẫu.
Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà thờ Mẫu, đừng bỏ qua lễ Thượng Lương – nghi thức thiêng liêng giúp kết nối tâm linh, củng cố nền tảng cho công trình, và lan tỏa phúc lộc đến thế hệ mai sau. Hãy liên hệ với nhà gỗ Nam Thành Phát để được tư vấn nhanh nhất
Văn phòng: Khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
Xưởng sản xuất: Khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định
Hotline: 0858 937 999
Email: namthanhphat.ac@gmail.com
Website: https://namthanhphat.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/afpnamthanhphat
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@NHAGONAMTHANHPHAT
Khám Phá Giá Cửa Bức Bàn Gỗ Lim - Tinh Hoa Kiến Trúc Truyền Thống
Cửa bức bàn gỗ lim từ lâu đã trở thành biểu tượng của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao, cửa bức bàn còn được ưa chuộng bởi sự bền bỉ và khả năng chống chịu với thời gian. Đặc biệt, với sự tôn vinh của vật liệu gỗ lim – loại gỗ quý có độ bền cao và khả năng chống mối mọt, cửa bức bàn gỗ lim luôn là lựa chọn hàng đầu trong các công trình nhà cổ, nhà từ đường và phòng thờ. Vậy giá cửa bức bàn gỗ lim hiện nay như thế nào, và những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cả? Hãy cùng nội thất nhà gỗ Nam Thành Phát tìm hiểu ngay sau đây.
Như bạn đã biết, cửa bức bàn không chỉ đơn thuần là một bộ phận ngăn cách các không gian trong nhà, mà còn là điểm nhấn nghệ thuật thể hiện tinh hoa của lối kiến trúc truyền thống. Gỗ lim với độ cứng cao, vân gỗ đẹp mắt và khả năng chịu lực tốt là vật liệu lý tưởng để chế tác cửa bức bàn. Sử dụng gỗ lim trong việc làm cửa không chỉ đem lại vẻ đẹp sang trọng mà còn giúp công trình trở nên bền bỉ hơn theo thời gian.
Cửa bức bàn gỗ lim còn có khả năng chạm khắc hoa văn đa dạng, từ các họa tiết tứ quý, tứ linh đến những chi tiết nhỏ nhất, tạo nên sự hài hòa giữa giá trị thẩm mỹ và văn hóa dân gian.
Mẫu cửa bức bàn gỗ lim tại nội thất nhà gỗ Nam Thành Phát
Giá cửa bức bàn gỗ lim có thể dao động dựa trên một số yếu tố chính sau:
Gỗ lim có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là gỗ lim Lào và gỗ lim Nam Phi. Gỗ lim Lào thường có giá cao hơn bởi chất lượng gỗ tốt, vân gỗ mịn và khả năng chịu mối mọt vượt trội. Trong khi đó, gỗ lim Nam Phi có giá thành thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu về độ bền và thẩm mỹ. Sự khác biệt giữa các loại gỗ sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm.
>>> Xem ngay:
Báo giá cửa bức bàn 2 cánh, 4 cánh cổ, hiện đại tất tần tật
10 Mẫu cửa bức bàn nhà thờ họ đẹp nhất hiện nay
2.2. Kích Thước Và Số Lượng Cánh Cửa
Cửa bức bàn gỗ lim có thể được thiết kế theo nhiều kích thước khác nhau, tùy thuộc vào không gian sử dụng. Cửa lớn hoặc cửa nhiều cánh sẽ cần nhiều nguyên liệu gỗ hơn và quá trình gia công cũng sẽ phức tạp hơn, từ đó làm tăng giá thành. Các loại cửa bức bàn truyền thống thường có từ ba đến bốn cánh, với những mẫu lớn hơn dành cho các không gian rộng rãi hơn, chẳng hạn như nhà từ đường hoặc phòng thờ lớn.
Mẫu cửa bức bàn chạm đục tứ bình đẹp thi công tại Bắc Giang
Mức độ tinh xảo của các hoa văn chạm khắc cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến giá cửa. Những mẫu cửa có hoa văn càng phức tạp, càng đòi hỏi kỹ thuật cao từ người thợ sẽ có giá thành cao hơn. Chạm khắc tứ quý, tứ linh hay các họa tiết phong thủy luôn được nhiều gia chủ yêu thích vì không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh.
>>> Xem ngay: Video chi tiết các mẫu cửa bức bàn đẹp nhất 2024
Mẫu cửa bức bàn gỗ lim chạm đục tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng thủ công cực đẹp.
Phụ kiện như bản lề, khóa, tay nắm cửa làm từ đồng hoặc hợp kim cao cấp cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành của cửa bức bàn. Những phụ kiện này không chỉ đảm bảo độ bền mà còn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị của toàn bộ bộ cửa.
2.5. Đơn Vị Thi Công
Để có được sản phẩm chất lượng cao, việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín và có kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng. Đơn vị thi công càng chuyên nghiệp, tay nghề thợ càng cao thì sản phẩm sẽ càng đẹp và bền, tuy nhiên giá cả cũng sẽ tăng theo. Nhà gỗ Nam Thành Phát luôn luôn đặt uy tín lên hàng đầu, đem những sản phẩm chất lượng nhất tới tay khách hàng.
Trên thị trường hiện nay, giá cửa bức bàn gỗ lim dao động từ 15 triệu đến 60 triệu đồng tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu ở trên. Cửa bức bàn gỗ lim Nam Phi có giá dao động từ 15 - 25 triệu đồng cho các mẫu cửa đơn giản. Trong khi đó, cửa làm từ gỗ lim Lào với các họa tiết chạm khắc tinh xảo có thể lên tới 50-60 triệu đồng, thậm chí cao hơn cho các mẫu cửa đặc biệt.
Gỗ lim được biết đến với khả năng chịu lực, chống mối mọt và độ bền cao. Sử dụng cửa bức bàn gỗ lim giúp gia chủ yên tâm về tuổi thọ của sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
Cửa bức bàn gỗ lim không chỉ đẹp bởi chất liệu gỗ mà còn nhờ vào những họa tiết chạm khắc tinh tế. Mỗi bộ cửa là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự khéo léo của người thợ và tinh hoa văn hóa truyền thống.
Cửa bức bàn không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút vượng khí và đem lại may mắn, bình an cho gia đình.
Mẫu cửa bức bàn gỗ lim chạm đục hoạ tiết chữ thọ
Cửa bức bàn gỗ lim không chỉ mang đến giá trị về thẩm mỹ mà còn khẳng định phong cách và gu thẩm mỹ của gia chủ. Giá cửa bức bàn gỗ lim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại gỗ, kích thước, hoa văn chạm khắc và đơn vị thi công. Dù giá thành cao hay thấp thì những gì mà cửa bức bàn gỗ lim mang lại về mặt giá trị sử dụng và tinh hoa văn hóa chắc chắn sẽ xứng đáng với sự đầu tư của bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt cửa bức bàn gỗ lim, hãy gọi điện cho Nội Thất Nam Thành Phát theo số: 0858.937.899 để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Thiết Kế Phòng Thờ Trên Tầng 2 – Tinh Hoa Truyền Thống Trong Không Gian Hiện Đại
Trong kiến trúc nhà ở hiện đại, việc thiết kế phòng thờ trên tầng 2 đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn. Đây không chỉ là giải pháp tối ưu không gian mà còn tạo nên sự trang nghiêm, yên tĩnh cho nơi thờ cúng. Đối với những ai đang tìm kiếm một thiết kế phòng thờ truyền thống, hài hòa với kiến trúc nhà xây hiện đại, việc lựa chọn không gian thờ cúng ở tầng 2 mang lại rất nhiều lợi ích, đồng thời đảm bảo được giá trị tinh thần và phong thủy cho ngôi nhà. Hãy cùng nội thất nhà gỗ Nam Thành Phát tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này bạn nhé.
Không gian yên tĩnh và riêng biệt: Phòng thờ là nơi tôn nghiêm, đòi hỏi sự thanh tịnh, tách biệt với các khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Việc bố trí phòng thờ trên tầng 2 giúp tạo nên một không gian riêng biệt, ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay hoạt động hàng ngày, giúp gia chủ cảm nhận được sự an nhiên, tĩnh lặng khi thờ cúng.
Tạo không gian trang trọng, dễ dàng thiết kế phong thủy: Ở tầng 2, phòng thờ dễ dàng được thiết kế theo đúng phong thủy, đảm bảo sự thông thoáng, đón ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí. Điều này không chỉ mang lại sự thịnh vượng, bình an cho gia đình mà còn tăng tính thẩm mỹ, trang trọng cho không gian.
>>> Xem ngay:
Tổng hợp 100 mẫu thiết kế phòng thờ truyền thống đẹp được ưa chuộng hiện nay
Vị trí đặt phòng thờ hợp phong thủy: Phòng thờ thường được đặt ở vị trí cao nhất của ngôi nhà để thể hiện lòng thành kính, tôn nghiêm. Tránh đặt phòng thờ ở ngay trên phòng ngủ hoặc bếp, những nơi có thể ảnh hưởng đến năng lượng linh thiêng của không gian thờ cúng.
Chọn vật liệu và màu sắc truyền thống: Dù thiết kế phòng thờ trên tầng 2 nhưng gia chủ nên lựa chọn vật liệu gỗ truyền thống cho bàn thờ và tường ốp để giữ được nét trang trọng và cổ kính. Màu sắc của phòng thờ nên thiên về tông màu trầm ấm như nâu, vàng đồng, đỏ đậm, mang lại cảm giác ấm cúng và yên bình.
Ánh sáng tự nhiên và không gian thoáng đãng: Phòng thờ cần có cửa sổ hoặc các lối thoáng để đảm bảo không gian luôn thông thoáng, sạch sẽ. Ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng sẽ mang lại sự cân bằng, hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên và phong thủy.
Thiết kế phòng thờ trên tầng hai nhà phố hướng ra ban công thoáng đãng
Phòng thờ truyền thống kết hợp hiện đại: Nhiều gia chủ yêu thích sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, nên khi thiết kế phòng thờ trên tầng 2, có thể kết hợp các chi tiết truyền thống như hoành phi câu đối, hoa văn chạm khắc tinh xảo với sự tối giản và tiện nghi hiện đại. Bố cục trang trí đơn giản nhưng vẫn giữ được nét tôn nghiêm, tạo cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng.
Thiết kế mở đón thiên nhiên: Tầng 2 thường có lợi thế về vị trí cao và ánh sáng. Gia chủ có thể tận dụng điều này để thiết kế phòng thờ với cửa lớn hướng ra ban công hoặc sân thượng, đón gió và ánh sáng tự nhiên, giúp không gian luôn thoáng mát và tràn đầy năng lượng.
Tận dụng không gian một cách hiệu quả: Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, việc bố trí phòng thờ trên tầng 2 giúp tiết kiệm không gian tầng 1, tạo điều kiện cho các khu vực sinh hoạt chung trở nên rộng rãi và thoải mái hơn.
Tạo sự linh thiêng và trang trọng: Phòng thờ trên tầng 2 vừa đảm bảo tính linh thiêng vừa tạo cảm giác trang trọng cho cả ngôi nhà. Việc tách biệt khu vực thờ cúng với sinh hoạt hàng ngày giúp gia chủ dễ dàng thực hiện các nghi lễ thờ cúng một cách trang nghiêm, an tĩnh.
Đáp ứng yếu tố thẩm mỹ và phong thủy: Phòng thờ trên tầng 2 giúp thiết kế ngôi nhà trở nên cân đối hơn, đặc biệt là trong các mẫu nhà phố, biệt thự hiện đại. Với vị trí cao, đón gió và ánh sáng tốt, phòng thờ sẽ mang lại sự bình an và hưng thịnh cho gia đình.
2. Mẫu Phòng Thờ Tân Cổ Điển
3. Mẫu Phòng Thờ Hiện Đại
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế phòng thờ trên tầng 2, việc tìm đến những đơn vị thiết kế chuyên nghiệp là rất quan trọng. Họ không chỉ giúp bạn bố trí không gian phù hợp với phong thủy mà còn đảm bảo sự hài hòa trong kiến trúc, giữ được giá trị truyền thống trong không gian hiện đại.
Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, nội thất Nam Thành Phát tự hào là đơn vị thiết kế, thi công phòng thờ hàng đầu, mang đến những giải pháp tối ưu cho không gian thờ cúng của gia đình bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước với phòng thờ trang nghiêm và linh thiêng nhất.
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ nhà gỗ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
NỘI THẤT NHÀ GỖ AFP NAM THÀNH PHÁT
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Website: PhongThoDep.net
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Chia Sẻ 20+ Mẫu Thiết Kế Phòng Khách Kết Hợp Phòng Thờ Đẹp, Sang, Phong Thuỷ
>>>Xem ngay:
Tổng Hợp 699+ Mẫu Bàn Thờ Đẹp Gỗ Tự Nhiên Xu Hướng 2024
Thiết kế phòng khách có bàn thờ treo là thiết kế thích hợp dành cho những căn hộ có diện tích phòng khách khiêm tốn hoặc chung cư. Có thể nói, bàn thờ dạng treo là thiết kế giúp bạn tiết kiệm không gian và thuận tiện hơn trong khâu sinh hoạt. Ngoài ra, khi bàn thờ được treo ở vị trí cao, sẽ giúp nơi thờ cúng giữ được trạng thái yên tĩnh và trang nghiêm nên có.
Với bàn thờ dạng treo bạn có thể chọn thiết kế theo phong cách thiết kế nội thất cổ điển phối hợp nhiều chi tiết chạm khắc cũng có thể đi theo hướng thiết kế tinh gọn. Hoặc cũng có thể hướng trọng tâm vào đường nét tinh giản dành cho các phòng khách hơi hướng hiện đại. Mẫu bàn thờ treo ở phòng khách thường có kích thước khổ nhỏ nhưng vẫn đảm bảo đủ không gian giúp gia chủ bày trí đồ thờ cúng cơ bản.
Bàn thờ dạng treo thường có chiều cao ở vị trí trên tầm mắt người (lớn hơn 150cm) nhưng phải lưu ý đặt ở vị trí tránh gây bất tiện khi đi lại cho các thành viên trong gia đình. Chiều cao trong quá trình lắp đặt, xây dựng nên được đo đạc kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và khâu bày trí đồ thờ cúng, dọn dẹp bàn thờ.
Phòng thờ dạng đứng sẽ thích hợp hơn đối với những căn hộ có diện tích sàn rộng rãi. Hầu như các thiết kế bàn thờ đứng thường được đặt ở vị trí sát tường để không làm mất nhiều diện tích không gian. Hơn thế, việc đặt bàn thờ ở vị trí này giúp bàn thờ có điểm tựa vững chắc vô cùng phù hợp phong thủy, mang lại sự ổn định và củng cố sự chắc chắn cho gia chủ. Bàn thờ đặt một góc tại phòng khách với vách ngăn đồng điệu.
>>>Xem ngay: Tổng Hợp 599+ Mẫu Bàn Thờ Gia Tiên Được Ưa Chuộng Nhất 2024
Đối với gia chủ yêu thích phong cách thiết kế cổ điển, chùa đền của Việt Nam với nhiều hoa văn chạm khắc thì thiết kế bàn thờ dạng đứng sẽ là lựa chọn phù hợp. Để không gian phòng khách không bị mất đồng bộ, phòng khách gia đình nên bố trí các vật dụng nội thất mang hơi hướng cổ xưa, ví dụ như gỗ, nội thất với gam màu trung tính, không quá nổi bật. Mẫu phòng khách có bàn thờ có vách ngăn gỗ CNC cao cấp.
Chiều cao bàn thờ là một trong những yếu tố quan trọng nếu gia chủ lựa chọn thiết kế tủ bàn thờ đứng. Kích thướng lỗ ban bàn thờ đứng thường thống nhất 127cm. Chiều cao này không chỉ mang đến sự tôn nghiêm cho không gian thờ cúng mà còn tạo được sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, bày biện cũng như dọn dẹp đồ thờ cúng. Tùy vào diện tích không gian phòng khách, chiều rộng tủ bàn thờ sẽ do gia chủ lựa chọn để phù hợp và mang lại thuận lợi tốt nhất cho gia đình.
Yếu tố quan trọng cần cho không gian thờ cúng chính là sự trang nghiêm và yên tĩnh. Và đặc biệt thiết kế bàn thờ trong phòng khách có vách ngăn có thể đáp được điều đó, thiết kế nội thất này còn có thể đảm bảo hạn chế được sự ồn ào tấp nập mà phòng khách hay có. Bàn thờ ngay trong phòng khách phải đảm bảo sự tôn nghiêm
Cách bố trí bàn thờ trong phòng khách có vách ngăn
Với một vài người thì các bức tường thường gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu và cứng nhắc, không chỉ vậy nó còn choáng chỗ và chiếm không gian. Thì giải pháp lúc này chính là vách ngăn. Vách ngăn làm cho khu vực bàn thờ bớt “cứng ngắc”, thoáng khí mà không bị chiếm quá nhiều diện tích trong không gian. Với dạng vách ngăn có rất nhiều thiết kế, nhờ đó mang lại sự đa dạng cho gia chủ trong quá trình lựa chọn.
Phòng thờ trong phòng khách được ngăn cách rõ ràng.
Tùy theo phong cách tổng thể chung mà chọn vách ngăn bàn thờ phù hợp
Đối với phòng khách có bàn thờ, gia chủ nên sử dụng vách ngăn có dạng kịch trần. Nó có thể dùng với mục đích mang lại sự riêng tư và không gian yên tĩnh cho không gian thờ cúng. Đặc biệt, bạn nên chọn cơ sở chất lượng và uy tín trong quá trình chọn mua để đảm bảo có thể sở hữu được vách ngăn như ý. Bạn cũng nên chọn các loại vách ngăn có chất liệu từ gỗ. Vì gỗ thường mang lại cảm giác ấm cúng, cổ xưa, trang nghiêm và yên tĩnh. Khi chọn màu sắc cho vách ngăn, bạn nên chọn cùng tông màu với mẫu bàn thờ hoặc bàn ghế trong phòng khách. Cách này giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho căn phòng.
Không phải nơi nào của phòng khách cũng nên đặt bàn thờ, khi thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ, đây là một số nơi cần tuyệt đối tránh mà bạn cần lưu ý:
- Không đặt bàn thờ phía dưới hoặc đối diện cầu thang.
- Không nên đặt bàn thờ và các vật thiêng liêng cùng hương tường với phòng tắm, khu vệ sinh.
- Không được đặt bàn thờ quá gần khu vực cửa chính đi lại.
- Không nên đặt bàn thờ ở phía dưới xà nhà.
Để “làm đẹp” cho chốn thờ tự, mình đã mua những loại bông hoa, trái cây giả trưng bày trên bàn thờ mà không biết đây là điều nên tránh.
Ngoài ra, những đồ vật như giấy tiền, vàng mã sau khi cúng nên đốt ngay, không nên để qua nhiều ngày. Tránh tình trạng đặt sai vị trí bát hương, ly nước giữa các bàn thờ nếu không muốn gặp những điều không may.
Xét theo quan điểm phong thủy nhà ở, mỗi kích thước và màu sắc bàn thờ sẽ một ý nghĩa khác nhau.
Tùy vào từng không gian, loại bàn thờ sử dụng mà gia chủ sẽ lựa chọn một kích thước phù hợp, chuẩn thước lỗ ban. Còn vị trí đặt bàn thờ thường sẽ cao hơn đầu người để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, người bề trên. Tuy nhiên cũng tránh làm quá cao nhằm đảm bảo an toàn cho gia chủ trong quá trình sử dụng.
Bàn thờ thường được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên tôn lên nét mộc mạc, trang nghiêm. Vì thế mình thường chọn loại gỗ có màu nâu đỏ tượng trưng cho sự tài lộc, may mắn, bạn cần lưu ý rằng tuyệt đối loại bỏ sơn màu đen để tránh mang đến tai họa cho gia đình.
Khi bố trí phòng khách có bàn thờ thì yếu tố ánh sáng là yếu tố mình luôn quan tâm đến, vì có thể tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên để tăng vượng khí cho gia đình.
Bên cạnh đó, mình luôn tránh sử dụng các loại dây đèn nhấp nháy để trang trí bàn thờ vì nó tạo cảm giác nặng nề.
Ngoài ra, các vị Thần Phật luôn ở ngôi cao hơn so với ông bà tổ tiên. Vậy nên, mình sẽ đặt tượng hoặc ảnh Phật cao hơn ảnh của người thân đã khuất.
3.5 Kiêng kỵ khác
Bên cạnh những kiêng kỵ nội thất phòng khách kết hợp phòng thờ được nhắc đến ở trên, bạn cũng cần lưu ý 3 điểm sau khi bố trí phòng thờ, dưới đây là những việc tuyệt đối không được làm:
• Không được đặt bàn thờ đối diện gương
• Không được đặt bàn thờ ở nơi ẩm thấp, âm u vì sẽ dẫn đến âm khí nặng, thiếu tôn kính với bề trên.
• Không để ánh sáng và gió đi thẳng trực tiếp vào bàn thờ.
Mẫu Phòng Thờ 3 Gian Truyền Thống Trong Nhà Gỗ Đẳng Cấp
Mẫu Nội Thất Nhà Thờ Họ 3 Gian Tại Hà Nam
Phòng Thờ 3 Gian Đẹp Trong Nhà Gỗ Tại Hải Phòng
Mẫu Thiết Kế Nội Thất Phòng Thờ Nhà Gỗ 3 Gian Đẹp
Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên.
Nội thất Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa từ làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Với tiền thân từ đơn vị thiết kế - thi công nhà gỗ cổ truyền, cùng với sự nỗ lực, yêu nghề. Chúng tôi luôn được khách hàng tin cậy và giao thêm trọng trách kiên tạo thêm những mẫu nội thất phòng thờ đẹp, phòng thờ nhà 3 gian, nhà cấp 4, nhà gỗ, nhà ống, biệt thự đẳng cấp, đậm chất truyền thống. Trong những năm vừa qua, Nam Thành Phát không ngừng phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Chúng tôi may mắn có một thuyền trưởng luôn vững tay trèo (KTS.KS Vũ Minh Sơn) những bộ óc sáng tạo là các kiến trúc sư, kỹ sư am hiểu, giàu kinh nghiệm; những nghệ nhân, người thờ lành nghề đa tài và những người đứng sau thầm lặng luôn cống hiến hết sức. Tất cả đều đóng góp nên thành công của Nam Thành Phát ngày hôm nay.
Cách thành phố Nam Định chỉ với 30km về phía đông nam. Nội Thất Nam Thành Phát đặt tại địa bàn TT Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô trên 5000m2 với đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị hiện đại. Đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư, nghệ nhân có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Các dự án, công trình được Nam Thành Phát thực hiện luôn nhận được đánh giá tốt, sự hài lòng cao từ phía khách hàng.
Đến với Nam Thành Phát, quý khách được tham quan nhà xưởng, mẫu mã trước khi thực hiện. Không những thế, quý khách được tư vấn một cách thực tâm nhất, chi tiết nhất từ khâu lên ý tưởng thiết kế đến chốt mẫu mã thi công và đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng khách kết hợp phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Hướng Dẫn Cách Bố Trí Bàn Thờ Nhà 3 Gian Hợp Lý, Chuẩn Phong Thuỷ
Một không gian phòng thờ nhà 3 gian đẹp, bố trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thuỷ giúp tăng thêm vận khí cho cả gia đình. Đó cũng là trách nhiệm của các kiến trúc sư nội thất Nam Thành Phát, kiến tạo nên không gian phòng thờ truyền thống trong các nếp nhà xưa, tái hiện một phần ký ức xa xưa của gia chủ. Trog bài viết này, xin chia sẻ tới quý vị cách bố trí bàn thờ nhà 3 gian sao cho hợp lý và chuẩn phong thuỷ.
Trên bàn thờ tổ tiên của gia đình Việt Nam thường sẽ có từ 1 cho đến 3 bát hương. Mỗi bát hương sẽ có một ý nghĩa khác nhau và thờ cúng cho một vị khác nhau. Bát hương chính giữa dùng để thờ các vị thần linh thổ địa trong vùng. Bát hương hai bên còn lại dùng để thờ tổ tiên và ông mãnh bà cô.
Mẫu phòng thờ nhà 3 gian đẹp
Trước di ảnh và bát hương là một đài nhỏ dùng để đựng các chén nước sạch. Các đĩa ở hai bên được dùng để khi cúng lễ thắp hương bày trầu cau, hoa quả hay tiền vàng. Phần hậu bàn thờ nơi gần di ảnh và bát hương mỗi bên sẽ được đặt bình hoa. Những bàn thờ to thì sẽ được bày thêm nến, đèn cây… Với các gian nhà cổ truyền có quy mô xây dựng để làm nhà thờ họ, phía trước ban thờ còn được đặt thêm đôi hạc, bình phong bằng gỗ. ngũ sự, đèn cây… Chủ yếu các vật sử dụng trên bàn thờ được dùng với chất liệu đồng, sứ, gỗ.
>>> Xem ngay:
Tổng Hợp 699+ Mẫu Bàn Thờ Đẹp Gỗ Tự Nhiên Xu Hướng 2024
Mẫu thiết kế phòng thờ nhà 3 gian đẹp, đẳng cấp
Cấp 1 ở ngoài sẽ lựa chọn bàn ô xa, sập thờ hay án gian thờ. Kích thước của bàn thờ gian thờ cấp 1 thường dài 1m97 hoặc 2m17, cao 1m27, và rộng 1m07. Ở đây sẽ bài trí đồ thờ như: tam sự, ngũ sự, mâm bồng, lư hương, đỉnh đồng…
Cấp 2 sẽ là 1 chiếc kế có kích thước dài 1m97 hoặc 2m17, cao 1m47 và rộng 61cm đặt ở trên bàn thờ chính. Và dùng để bài vị và ngai thờ bàn án hành hoặc thủy tổ.
Ngoài ra, gian thờ chính thì không thể thiếu bộ hoành phi câu đối sơn son thếp vàng và cuốn thư. Những vật này sẽ mang ý nghĩa tôn kính ông bà tổ tiên với lời cầu mong làm ăn phát đạt, hạnh phúc lâu dài… Phía trước bàn thờ có thể bài trí bộ bát cửu chấp kích hoặc đôi hạc đặt trước bàn thờ.
Mẫu phòng thờ nhà 3 gian đơn giản, mộc mạc
>>> Xem ngay:
Tổng Hợp 10+ Mẫu Phòng Thờ Nhà 3 Gian Gỗ Đẹp, Xu Hướng Thiết Kế 2024
Phòng thờ nhà 3 gian truyền thống đẹp, sang trọng
Gian thờ phụ sẽ được chia ra làm hai: Một bên sẽ thờ thần linh, thổ địa hay ông bà tổ, bên còn lại sẽ thờ Bác Hồ, liệt sĩ,… Vấn đề thờ ai sẽ phụ thuộc vào quyết định của các thành viên trong gia đình.
Thiết kế nội thất phòng thờ nhà 3 gian đẹp tại Bắc Giang
Bàn thờ phụ sẽ nhỏ hơn nhưng vẫn đầy đủ cuốn thư, câu đối… như bàn thờ chính. Bài trí đồ cúng trên bàn thờ phụ cũng đơn giản và chiều cao cũng thấp hơn bàn thờ chính. Kích thước của bàn thờ phụ sẽ là dài 1m97 hoặc 1m75, cao 1m07 hoặc 1m17 và rộng 87cm hoặc 97cm.
Thiết kế hoành phi câu đối cho phòng thờ nhà 3 gian cũng là điều rất quan trọng. Chữ viết trên hoành phi là chữ Hán Việt…, mang ý nghĩa răn đe hay đơn giản là cầu mong bình an.
Ở những nhà thờ họ 3 gian, câu đối sẽ treo ở 2 cột cạnh bàn thờ và được làm bằng gỗ. Câu đối cũng được viết bằng chữ Hán Việt, mang nét đẹp văn hóa của ông cha ta. Đồng thời, cũng mang lại giá trị truyền thống và sự trang nghiêm trong thờ tự.
Thiết kế nội thất phòng thờ nhà 3 gian truyền thống đẹp không thể rời mắt
Trên đây là bài viết chia sẻ cách bố trí phòng thờ 3 gian đẹp, hợp phong thủy.
Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong phòng thờ nhà gỗ 3 gian. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên.
Nội thất Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa từ làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Với tiền thân từ đơn vị thiết kế - thi công nhà gỗ cổ truyền, cùng với sự nỗ lực, yêu nghề. Chúng tôi luôn được khách hàng tin cậy và giao thêm trọng trách kiên tạo thêm những mẫu nội thất phòng thờ đẹp, phòng thờ nhà 3 gian, nhà cấp 4, nhà gỗ, nhà ống, biệt thự đẳng cấp, đậm chất truyền thống. Trong những năm vừa qua, Nam Thành Phát không ngừng phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Chúng tôi may mắn có một thuyền trưởng luôn vững tay trèo (KTS.KS Vũ Minh Sơn) những bộ óc sáng tạo là các kiến trúc sư, kỹ sư am hiểu, giàu kinh nghiệm; những nghệ nhân, người thờ lành nghề đa tài và những người đứng sau thầm lặng luôn cống hiến hết sức. Tất cả đều đóng góp nên thành công của Nam Thành Phát ngày hôm nay.
Cách thành phố Nam Định chỉ với 30km về phía đông nam. Nội Thất Nam Thành Phát đặt tại địa bàn TT Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô trên 5000m2 với đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị hiện đại. Đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư, nghệ nhân có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Các dự án, công trình được Nam Thành Phát thực hiện luôn nhận được đánh giá tốt, sự hài lòng cao từ phía khách hàng.
Đến với Nam Thành Phát, quý khách được tham quan nhà xưởng, mẫu mã trước khi thực hiện. Không những thế, quý khách được tư vấn một cách thực tâm nhất, chi tiết nhất từ khâu lên ý tưởng thiết kế đến chốt mẫu mã thi công và đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
TOP 10 Nguyên Tắc Bất Biến Trong Thiết Kế Nội Thất Phòng Thờ Truyền Thống Đẹp, Chuẩn Phong Thuỷ
Trong tất cả các thiết kế nội thất phòng thờ truyền thống trong nhà ống, căn hộ chung cư, nhà gỗ hay nhà cấp 4 thì không gian phòng thờ là khu vực được gia chủ rất chú trọng. Vì đây là không gian tâm linh thờ phụng gia tiên tiền tổ của cả gia đình. Phòng thờ được thiết kế, thi công đẹp, chuẩn phong thuỷ sẽ giúp tăng vận khí tốt, gia đạo bình an và gia chủ gặp nhiều may mắn, cát tường.
Thờ cúng tổ tiên ông bà từ lâu đã là một nét văn hóa tâm linh đẹp của người dân nước ta. Do vậy, phòng thờ luôn là một không gian thiết yếu ở mọi ngôi nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc thiết kế phòng thờ. Với dạng nhà ống hiện đại, khi thiết kế phòng thờ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:
Thiết kế phòng thờ nhà ống hợp phong thủy cần tuân theo thuyết ngũ hành âm dương. Cần ưu tiên thiết kế ở khu vực có trường khí tốt nhất của ngôi nhà, hợp với cung mệnh và tuổi của chủ căn nhà mới có thể mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình.
Vị trí đặt bàn thờ, phòng thờ trong nhà ống thường được đặt ở một không gian chuyên biệt, ở tầng cao nhất của ngôi nhà. Vị trí này không chỉ hợp phong thủy, mà còn giúp quá trình thờ cúng thuận tiện hơn.
Không nên đặt bàn thờ ngược với hướng ngôi nhà: điều này có thể dẫn đến việc những thành viên trong gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã. Thậm chí còn không có con cái nối dõi.
Bàn thờ xung với cửa: có thể tác động xấu đến sức khỏe cũng như vận khí của cả gia đình. Do đó, việc bàn thờ xung với cửa bất kể là loại cửa nào đi chăng nữa thì gia chủ nên sử dụng bình phong, vách ngăn hoặc rèm để hóa giải.
Đại kỵ khi đặt bàn thờ gần với những khu vực ô uế, bẩn thỉu: trong phong thủy, phòng tắm và nhà vệ sinh là những khu vực diễn ra các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người như tắm rửa, vệ sinh… Nên chứa đựng những bẩn thỉu và ô uế nhất trong ngôi nhà. Việc đặt bàn thờ gần những vị trí này phạm phải đại kỵ rất lớn. Chúng làm mất đi tính tôn nghiêm và thể hiện sự thiếu tôn trọng của gia chủ với bề trên.
Nếu đặt bàn thờ sau bếp sẽ sinh ra hỏa sát, ảnh hưởng không tốt đến vận khí của toàn gia đình. Khiến sức khỏe và sự nghiệp giảm sút.
Không đặt bàn thờ dưới xà ngang: dưới xà ngang là nơi hội tụ sát khí rất cao. Việc đặt bàn thờ ở dưới khu vực này sẽ ảnh hưởng đến vận khí và sức khỏe của các thành viên trong nhà. Bên cạnh đó, vị trí này còn khiến xà ngang ám màu khói hương, làm mất thẩm mỹ cho không gian sống.
Không đặt bàn thờ ở vị trí có nhiều ánh nắng và gió chiếu vào: các yếu tố khí hậu thời tiết là một trong số ảnh hưởng quan trọng trong việc xác định vị trí đặt bàn thờ mà ít gia chủ quan tâm đến. Quan niệm phong thủy cho rằng, nắng và gió mang nhiều dương khí làm cho phòng không thể tụ được âm khí phù hợp với thế giới tâm linh. Chính vì vậy khi bàn thờ bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào hoặc gió thổi vào sẽ làm cho những các thành viên trong gia đình gặp khó khăn, công việc không được thuận lợi,…
Tránh đặt bàn thờ cùng không gian với phòng ngủ: đặt bàn thờ cùng không gian với phòng ngủ là một cấm kỵ lớn trong phong thủy. Bởi phòng ngủ là nơi diễn ra nhiều hoạt động riêng tư, sẽ làm mất đi ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng.
Kích thước bàn thờ cho nhà ống cũng quan trọng như những dạng nhà khác. Gia chủ cần đảm bảo về cả chiều cao, chiều dài và chiều rộng của bàn thờ tính từ sàn nhà cho đến mép trên của vật dụng này. Kích thước bàn thờ cho nhà ống cần chuẩn thước lỗ ban. Kích thước thuộc các cung Tài Vượng, Tiến Bảo, Thêm Đinh, Hỷ Sự, Đăng Khoa… là tốt nhất.
>>>Xem ngay:
Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng không kém khi thiết kế phòng thờ cho nhà ống. Bởi phòng thờ là nơi tôn nghiêm nhất của ngôi nhà, cần đảm bảo màu sắc không quá sáng, cũng không quá tối, tránh những màu sắc lòe loẹt.
Những màu phù hợp như vàng gỗ, vàng kem, nâu nhạt, nâu sẫm, màu sơn mài… đều thể hiện được sự trang trọng và lịch sự cho không gian thờ cúng.
Trang trí bàn thờ không chỉ đẹp mà còn phải đảm bảo đúng nguyên tắc, quy tắc phong thủy để mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình. Khi bày trí không gian thờ cúng cần đảm bảo được sự sạch sẽ, ngăn nắp và trang nghiêm. Điều này là để thể hiện lòng hiếu kính và tôn trọng của gia chủ đối với bề trên.
Trang trí phòng thờ cần toát lên sự tôn nghiêm, nhưng không u ám. Tránh để quá nhiều vật phẩm phong thủy mang tính âm trong phòng thờ hoặc trên bàn thờ. Những vật phẩm như di ảnh, bát hương, mâm quả, đèn nến… trên bàn thờ phải được bài trí hài hòa và cân đối.
Sử dụng đèn để tạo ánh sáng ấm cúng và lịch sự cho không gian phòng thờ. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 loại ánh sáng, không nên sử dụng quá nhiều bóng đèn sẽ gây tổng thể quá sặc sỡ và rối mắt. Bên cạnh đó, việc bố trí đèn điện cho phòng thờ không nên để đèn chiếu trực tiếp vào mặt của người khi đang ngồi hoặc đứng hành lễ.
Bài vị không nên đặt sát tường: đại kỵ này có thể ảnh hưởng xấu đến vận mệnh và tiền đồ của con cháu đời sau. Do vậy, gia chủ nên bài trí bài vị làm sao để chừa ra một khoảng trống với mép tường.
Để nhiều đồ không liên quan dưới bàn thờ: khu vực phía dưới bàn thờ cũng cần được đảm bảo dọn sạch. Những vật dụng cá nhân không liên quan thì không nên bỏ bừa bộn ở vị trí này. Đặc biệt là đồ điện vì sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và tinh thần của cả gia đình.
Bên trái bàn thờ cần được dọn sạch: phía tay trái bàn thờ là vị trí rất tâm linh. Do vậy, để vị trí này quá bẩn thỉu hoặc bừa bộn sẽ làm tác động đến sức khỏe và vận thế của gia đình. Đặc biệt là gia chủ của ngôi nhà. Bạn nên thường xuyên quan sát để kịp thời quét dọn khu vực này nhé.
Bạn có thể tham khảo hai cách thiết kế phòng thờ truyền thống trong nhà ống đảm bảo hợp phong thủy và thẩm mỹ cho ngôi nhà sau đây:
Thông thường, ở những ngôi nhà ngang có diện tích rộng rãi thì người ta thường chủ động thiết kế một khoảng không gian chuyên biệt để sử dụng cho mục đích thờ cúng. Điều này thể hiện được lòng thành và sự tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, thế hệ sau này phần lớn đều sinh sống ở những căn nhà phố, nhà ống do diện tích đất đai hạn chế. Việc bố trí phòng thờ cùng với không gian của phòng khách là chuyện hết sức bình thường.
Gia chủ có thể chọn hướng đặt bàn thờ ở bên cạnh, ở trung tâm phòng khách hoặc vách ngăn phòng thờ để giúp gia chủ tối ưu được diện tích không gian sống mà vẫn duy trì được phong tục thờ cúng từ bao đời nay . Lưu ý, bàn thờ nên vừa vặn, được trang trí hài hòa, đơn giản để tạo cảm giác tự nhiên cho những vị khách đến chơi nhà.
>>>Xem ngay:
Mẫu Phòng Thờ Gỗ Gõ Đỏ Đẹp Đẳng Cấp Kết Hợp Phòng Khách
“Phú quý sinh lễ nghĩa”, việc thiết kế một phòng thờ riêng biệt để thuận tiện cho quá trình cúng bái, hành lễ đang được nhiều gia đình áp dụng ở xã hội hiện đại ngày nay. Sở hữu phòng thờ riêng mang lại nhiều lợi ích nhất định.
Ưu điểm lớn nhất chính là việc đảm bảo được tính riêng tư và yên tĩnh cho không gian thờ cúng. Phần nữa là tạo được sự thuận tiện trong quá trình lau dọn, vệ sinh và bày biện trong phòng thờ, tránh những người ngoài nhìn vào.
Thờ cúng là nét văn hóa tâm linh được gìn giữ và phát triển qua bao thế hệ con cháu của người Việt. Xét về phương diện tâm linh thì mỗi người, mỗi vùng miền có cho mình những niềm tin riêng. Chẳng hạn như tin vào Chúa, tin vào Mẫu, tin vào Phật… Song, ai ai cũng có niềm tin về sự kết nối với ông bà tổ tiên đã khuất. Từ đó, việc thờ tụng tổ tiên mới hình thành.
Đặc biệt khi cuộc sống ngày càng phát triển, những ngôi nhà ống, nhà phố dần thay thế cho những căn nhà cấp 4 xưa cũ. Và việc thiết kế phòng thờ nhà ống cũng dần trở thành hạng mục được chú trọng hơn rất nhiều. Nếu bạn vẫn còn phân vân về mẫu thiết kế phòng thờ cho nhà ống hiện đại thì có thể tham khảo những gợi ý sau đây của nội thất Nam Thành Phát đã triển khai cho các khách hàng:
Xem ngay:
Mẫu Phòng Thờ Truyền Thống Trọng Biệt Thự Ốp Gỗ Tự Nhiên Đẹp
Việc xây dựng một phòng thờ riêng biệt rất khó đối với dạng nhà ống 1 tầng. Do vậy, giải pháp hữu hiệu nhất là các gia chủ có thể thiết kế phòng thờ cùng trên một mặt sàn với phòng khách của gia đình. Hoặc có thể làm riêng 1 tầng cho không gian thờ tự như thế này.
Tùy vào không gian sống và diện tích của ngôi nhà, bạn có thể chọn những mẫu bàn thờ đứng, bàn thờ treo tường. Hoặc sử dụng thêm vách ngăn phòng thờ để phân tách hai khu vực phòng khách và phòng thờ.
Dù chọn cách nào đi chăng nữa, cũng cần đảm bảo không gian thờ cúng phải riêng tư, trang nghiêm và sạch đẹp. Phòng khách là nơi đón tiếp nhiều người từ bên ngoài vào, có thể mang theo sát khí và năng lượng không tốt. Do vậy, gia chủ nên xem xét sử dụng các vật phẩm phong thủy để hóa sát, cải vận cho phòng thờ.
So với nhà ống 1 tầng, thì việc thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng có phần dễ dàng hơn. Bởi bạn có thể bố trí bàn thờ ở nhiều khu vực khác nhau trong nhà.
Xem ngay:
Mẫu Phòng Thờ Hiện Đại Được Ưa Chuộng Nhất
Việc thiết kế phòng thờ cho những ngôi nhà ống 2 tầng dễ dàng hơn so với nhà ống 1 tầng. Theo đó, gia chủ có thể tham khảo những vị trí tốt để bố trí bàn thờ như: Phòng thờ nhà ống 2 tầng cuối tầng 2, gần ban công, trong phòng khách, tầng tum hoặc cuối nhà đều được.
Trường hợp chọn bố trí phòng thờ ở tầng tum hoặc bên cạnh ban công thì không nên đặt bàn thờ ở nơi có gió thổi quá mạnh. Gió mạnh dễ làm lung lay bát hương, gây động vật phẩm thờ cúng, hoặc làm lửa của nến, hương gây hỏa hoạn.
Với nhà ống 3 tầng, gia chủ tốt nhất nên đặt phòng thờ ở tầng cao nhất của ngôi nhà. Việc tách riêng biệt phòng thờ với không gian sống tạo điều kiện để mọi người sinh hoạt thoải mái hơn. Ngoài ra, phong cách thiết kế này còn đảm bảo được tính tôn nghiêm và sự riêng tư cho không gian thờ cúng.
Ở tầng trên cùng dùng làm không gian phòng thờ, gia chủ nên thiết kế cửa thông gió, nhằm tạo điều kiện cho hương khói từ quá trình thờ cúng có thể thoát ra ngoài. Hạn chế việc ám khói vào vật dụng, gây mất thẩm mỹ.
>>>Xem ngay:
Tổng Hợp 599+ Mẫu Bàn Thờ Gia Tiên Được Ưa Chuộng Nhất 2024
Không chỉ đảm bảo việc thiết kế phòng thờ nhà ống hợp phong thủy. Các gia chủ còn phải nằm lòng được những lưu ý sau để tránh phạm đại kỵ, gây ra những hậu quả không đáng có.
>>>Xem ngay:
Đơn vị chuyên Thi Công Phòng Thờ Đẹp Tại Hà Nội, Chi Phí Hợp Lý
Không gian phòng thờ cần đảm bảo sự trang nghiêm và yên tĩnh. Do vậy cần tránh đặt những vật dụng tạo ra nhiều âm thanh và tiếng ồn như loa kèn, tivi… Ngoài ra, bát hương có tính hỏa, rất kỵ với những vật dụng như điều hòa và quạt máy.
Bàn thờ cần đảm bảo chiều cao cao hơn với đầu người. Việc chọn kích thước thấp hơn sẽ không thể hiện sự tôn kính của con cháu với tổ tiên. Ngoài ra, nên chọn những màu sắc cho bàn thờ như nâu đỏ, vàng đỏ… đây là các màu sắc tượng trưng cho hỷ sự và may mắn.
Cần sử dụng đèn để duy trì ánh sáng trên bàn thờ. Điều này giúp gia chủ có thể nhìn rõ hơn khi hành lễ và bày biện cúng bái. Màu sắc ánh sáng nên chọn màu vàng là hợp nhất, vì chúng tạo không gian ấm cúng và thư thái.
Không nên thờ quá 3 họ trở lên trên một bàn thờ. Việc thờ quá nhiều họ khiến ban ngôi không đồng nhất. Cuối cùng, gia chủ cũng không nên đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ. Theo phong thủy, chỉ nên dừng ở số lượng 1 hoặc 3 bát hương là tốt nhất.
Nội thất Nam Thành Phát là đơn vị thiết kế, thi công nội thất phòng thờ tại Bắc Ninh uy tín hàng đầu thị tường. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, Kiến trúc sư giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề cùng tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết cao nhất. Với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách những công trình độc đáo, chất lượng và đẳng cấp. Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên. Nam Thành Phát luôn truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tập thể để mọi người luôn có được sự chăm chút đến từng chi tiết cho sản phẩm.
Những thông tin về mẫu thiết kế phòng thờ hiện đại kiểu dáng hiện đại đẹp mắt, sang trọng mà chúng tôi vừa giới thiệu hy vọng giúp ích được cho quý khách hàng có thêm nhiều ý tưởng cho căn phòng thờ gia tiên của gia đình mình. Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Nội Thất Nam Thành Phát để được tư vấn một cách tốt nhất!
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Hướng Dẫn Cách Lập Bàn Thờ Phật Và Gia Tiên Tại Gia
Từ xưa đến nay, việc lập bàn thờ phật và gia tiên tại gia là điều tốt, không chỉ dành cho phật tử mà ai cũng có thể lập. Thờ phật tại gia phát sinh từ thiện căn và thiện tâm của mỗi gia đình, và điều này góp phần tăng thêm phước đức, bình an và may mắn cho gia chủ. Trong bài viết này, nội thất Nam Thành Phát xin chia sẻ với quý vị cách lập bàn thờ phật và gia tiên tại gia sao cho đúng và chuẩn phong thuỷ mà không phải ai cũng biết. Mời quý vị cùng đọc.
Bàn thờ Phật và gia tiên là nơi thờ cúng linh thiêng, được ví như "trái tim" của mỗi gia đình Việt Nam. Việc lập bàn thờ phật và gia tiên tại gia đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên và Đức Phật, mà còn giúp mang lại may mắn, bình an cho gia đình.
>>>Xem ngay:
Phòng Thờ Phật Và Gia Tiên Đẹp, Hiện Đại
Lập bàn thờ phật và gia tiên tại gia đúng cách đem lại bình an, may mắn cho gia chủ
Bàn thờ Phật tại gia bao gồm: Bát hương, tôn tượng/tôn ảnh của Đức Phật hoặc các Đức Bồ Tát và một số đồ cúng lễ, cụ thể như sau:
- Số lượng: 3 bát hoặc 1 bát.
- Trong bát hương gồm có: Tro (hoặc cát)
TH1: Nếu gia đình lựa chọn thỉnh 3 bát hương thì sắp xếp như sau:
TH2: Nếu gia đình chỉ thỉnh 1 bát hương thì đặt bát hương đó ở chính giữa bàn thờ
>>> Xem ngay:
- Chúng ta có thể thờ tôn tượng/tôn ảnh của 1 vị Phật, hoặc 3 vị Phật, hoặc ở giữa là Đức Phật và bên cạnh là 2 Đức Bồ Tát.
- Treo tôn ảnh/tôn tượng Phật cao hơn vị trí đặt bát hương.
Ngoài ra, trên bàn thờ, chúng ta cần chuẩn bị thêm bình bông, đĩa quả, ly nước, cây đèn (hoa, quả, nước, lửa). Tuy nhiên, nếu chúng ta không có điều kiện sắm đầy đủ tất cả đồ trên thì cũng không sao.
>>> Xem ngay:
Mẫu Phòng Thờ Gia Tiên Kết Hợp Thờ Phật
Vị trí lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia cần đảm bảo các yếu tố sau:
Trang trọng, thanh tịnh: Bàn thờ nên được đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh đặt ở nơi ẩm thấp, ô uế.
Thẳng hướng cửa chính: Bàn thờ nên được đặt ở vị trí nhìn thẳng ra cửa chính để đón nhận vượng khí từ bên ngoài vào.
Không đặt đối diện cửa sổ: Bàn thờ không nên đặt đối diện cửa sổ vì sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.
Không đặt dưới xà ngang: Xà ngang là một vật cản khí, đặt bàn thờ dưới xà ngang sẽ khiến cho gia đình gặp nhiều khó khăn, trắc trở.
Không đặt dưới cầu thang: Cầu thang là nơi đi lại, ồn ào, đặt bàn thờ dưới cầu thang sẽ làm mất đi sự yên tĩnh, thanh tịnh.
Bàn thờ phật và gia tiên cần được đặt ở nơi có vị trí đẹp, tránh phạm nơi cấm kỵ
Bàn thờ Phật và gia tiên nên được làm bằng gỗ, có kích thước phù hợp với không gian thờ cúng. Bàn thờ nên được sơn màu đỏ hoặc nâu để thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng.
Các đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật và gia tiên bao gồm:
Khi lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia thì bàn thờ nên được bài trí theo nguyên tắc "tiền Phật hậu linh", tức là bàn thờ Phật ở phía trước, bàn thờ gia tiên ở phía sau. Nếu không gian thờ cúng hẹp, thì có thể bài trí bàn thờ Phật và gia tiên chung một bàn, nhưng cần đảm bảo bát hương Phật ở trên, bát hương gia tiên ở dưới.
Cách bài trí bàn thờ Phật và gia tiên cụ thể như sau:
Bàn thờ Phật:
Bát hương: Đặt ở chính giữa bàn thờ, hướng về phía trước.
Lư hương: Đặt hai bên bát hương, đối xứng nhau.
Chân đèn: Đặt hai bên lư hương, đối xứng nhau.
Đồ lễ cúng: Đặt ở hai bên chân đèn.
Ảnh thờ, bài vị: Đặt ở chính giữa bàn thờ, phía sau bát hương.
Bàn thờ gia tiên:
Bát hương: Đặt ở chính giữa bàn thờ, hướng về phía sau.
Lư hương: Đặt hai bên bát hương, đối xứng nhau.
Chân đèn: Đặt hai bên lư hương, đối xứng nhau.
Đồ lễ cúng: Đặt ở hai bên chân đèn.
Ảnh thờ, bài vị: Đặt ở chính giữa bàn thờ, phía sau bát hương.
Nội thất Nam Thành Phát là đơn vị thiết kế, thi công nội thất phòng thờ phật và gia tiên tại gia uy tín hàng đầu thị tường. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, Kiến trúc sư giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề cùng tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết cao nhất. Với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách những công trình độc đáo, chất lượng và đẳng cấp. Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên. Nam Thành Phát luôn truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tập thể để mọi người luôn có được sự chăm chút đến từng chi tiết cho sản phẩm.
Những thông tin về cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia mà chúng tôi vừa giới thiệu hy vọng giúp ích được cho quý khách hàng có thêm nhiều ý tưởng cho căn phòng thờ gia tiên của gia đình mình. Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Nội Thất Nam Thành Phát để được tư vấn một cách tốt nhất!
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Top 5 bước chuẩn bị đồ lễ bái trong phòng thờ gia tiên vào mùng 1, ngày rằm.
Lễ bái trong phòng thờ gia tiên thể hiện sự cung kính, tỏ lòng tưởng nhớ biết ơn với những bậc bề trên. . Đây cũng là bổn phận của con cháu ở các đời hậu thế. Lễ bái là một nét đẹp văn hóa có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc.
Lễ bái cũng được hiểu như một nghi thức tín ngưỡng ở một số tôn giáo. Lễ bái biểu thị sự phục tùng, tôn kính với các thế lực siêu nhiên, đấng thần linh mà con người tôn thờ. Tín ngưỡng Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo và Khổng Giáo, chính vì thế mà các gia đình ở Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi cách lễ bái của hai tôn giáo này. Thời xa xưa, vua chúa quy định khi dân lễ bái vua, quan, hiền thần thì áp dụng hình thức lễ bái của Khổng giáo. Còn khi lễ bái Phật, Hiền thánh, hay lễ bái trong phòng thờ gia tiên thì áp dụng hình thức lễ bái của Phật Giáo.
Lễ bái cũng là một phương thức để tu tâm dưỡng tính, để con người tránh xa những tệ nạn xã hội, không sân si, thanh lọc tâm hồn và tránh bị nghiệp tụ vành.
Phòng thờ gia tiên là nơi linh thiêng, tôn kính. Nhất là bàn thờ, nơi ngự vị của các bậc bề trên nên thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Giữ gìn cho bàn thờ và những vật phẩm thờ cúng trên bàn luôn sạch sẽ là cách thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu với Tổ Tiên.
Thế nên việc lau dọn đồ thờ phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tránh phạm tâm linh. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận trong gia đình.
Bàn thờ và đồ thờ trong ngày rằm, mùng 1 được lau bằng khăn sạch, nước sạch và tốt nhất là lau bằng nước ngũ vị nhang. Người lau dọn phòng thờ gia tiên nên để người trong nhà thực hiện và đặc biệt không phải là phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Gia chủ cần giữ người sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.
Đồ lễ đặt lên bàn thờ gia tiên bao gồm hoa và quả. Thông thường các gia chủ sẽ đặt từ 1 đến 2 bình hoa trên ban thờ. Hoa thờ phải là hoa tươi (hoa cúc, hoa ly, hoa hồng....) mang ý nghĩa tươi tốt, tài lộc.
Đĩa quả thờ thường được chọn với các loại số lẻ, tức là 1,3,5 loại quả và số lượng quả cũng là số lẻ. Gia chủ nên chọn những loại quả tươi, màu sắc sáng và được rửa sạch sẽ, để ráo nước mới nên xếp lên đĩa.
Ngoài hoa và quả gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm tiền vàng âm, trầu, rượu, thay nước, thắp nến trên ban thờ
Chuẩn bị mâm cơm cúng để dâng lễ trong phòng thờ gia tiên từ lâu cũng đã trở thành một phong tục truyền thông của người Việt. Mâm cơm cúng không chỉ xuất hiện ở những ngày giỗ, Tết, 23 tháng chạp mà còn xuất hiện nhiều dịp lễ khác như rằm, mùng 1 hay những ngày con cháu đi xa trở về tưởng nhớ Tổ Tiên.
Việc chuẩn bị mâm cơm cúng không cần quá cầu kì, không cần mâm cao cỗ đầy, có khi đơn giản chỉ cần lưng cơm, quả trứng nhưng trong tâm luôn tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính đến Tổ Tiên là được.
Mỗi gia đình thường có nhưng thực đơn trong mâm cơm cúng khác nhau. Sau đây Nam Thành Phát xin được chia sẻ cho quý bạn đọc một số thực đơn mâm cơm cúng như sau:
Ở miền Bắc mâm cúng giỗ thường có những món quen thuộc như: Cơm, xôi, giò heo, thịt quay, các món nộm, gà luộc và chè
Mâm cơm cúng ở miền Trung thì các gia đình thường cầu kỳ hơn. Mâm cúng thường có: Thịt gà, các món cá, thịt vịt hoặc tôm nem chả, canh bún.
Trên đây là một số gợi ý để quý khách chuẩn bị được mâm cơm cúng như ý. Tuy nhiên khi làm mâm cơm cúng gia chủ cần lưu ý một số điểm sau để tránh những điều quở trách.
Những lưu ý khi làm mâm cơm cúng:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ, gia chủ sẽ tiến hành cúng lễ, đọc văn khấn. Dưới đây là một mẫu văn khấn mùng 1, ngày rằm dành cho việc cúng Thổ công, Thần linh và Tổ Tiên để quý khách cùng tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày.... tháng..... năm Giáp Thìn 2024, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Việc hạ lễ được thực hiện ngay trong phòng thờ gia tiên sau khi gia chủ thắp đủ 2 tuần hương. Sau khi hương tàn, gia chủ sẽ đem vàng mã ra đốt, tưới một chút rượu lên phần vàng mã đã cháy và rắc muối gạo tứ phương. Thực hiện xong xuôi có thể hạ đồ ăn xuống dưới để thụ lộc.
Ngày cúng lễ này cũng là dịp con cháu sum vầy, tụ tập bên nhau để thụ lộc của tổ tiên. Việc này giúp gắn kết tình cảm gia đình, anh em trong nhà.
Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian phòng thờ gia tiên gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên.
Nội thất Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa từ làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Với tiền thân từ đơn vị thiết kế - thi công nhà gỗ cổ truyền, cùng với sự nỗ lực, yêu nghề. Chúng tôi luôn được khách hàng tin cậy và giao thêm trọng trách kiên tạo thêm những mẫu nội thất phòng thờ đẳng cấp, đậm chất truyền thống. Trong những năm vừa qua, Nam Thành Phát không ngừng phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Chúng tôi may mắn có một thuyền trưởng luôn vững tay trèo (KTS.KS Vũ Minh Sơn) những bộ óc sáng tạo là các kiến trúc sư, kỹ sư am hiểu, giàu kinh nghiệm; những nghệ nhân, người thờ lành nghề đa tài và những người đứng sau thầm lặng luôn cống hiến hết sức. Tất cả đều đóng góp nên thành công của Nam Thành Phát ngày hôm nay.
Cách thành phố Nam Định chỉ với 30km về phía đông nam. Nội Thất Nam Thành Phát đặt tại địa bàn TT Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô trên 5000m2 với đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị hiện đại. Đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư, nghệ nhân có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Các dự án, công trình được Nam Thành Phát thực hiện luôn nhận được đánh giá tốt, sự hài lòng cao từ phía khách hàng.
Đến với Nam Thành Phát, quý khách được tham quan nhà xưởng, mẫu mã trước khi thực hiện. Không những thế, quý khách được tư vấn một cách thực tâm nhất, chi tiết nhất từ khâu lên ý tưởng thiết kế đến chốt mẫu mã thi công và đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
[Đại Kỵ ] Vị Trí Phòng Thờ Đặt Trên Phòng Bếp Tốt Hay Xấu?
Vị trí đặt phòng thờ trên phòng bêp là không tốt, cực xấu vì sao?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, việc đặt phòng thờ trên phòng bếp là điều rất kiêng kỵ và nó sẽ khiến vận thế của gia đình bị sa sút nhanh chóng. Không những thế, vị trí đặt phòng thờ này còn có tác động lớn tới phong thủy trong nhà.
Bởi lẽ nhà bếp là nơi tạo ra hỏa sát rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến linh khí được quy tụ tại phòng thờ. Do đó, việc đặt phòng thờ bên trên phòng bếp là điều gia chủ không nên lựa chọn, kể cả việc đặt bàn thờ sát tường phòng bếp.
Xem thêm:
Cách chọn vị trí bàn thờ gia tiên đúng hướng, hợp phong thuỷ
TOP 699+ mẫu thiết kế phòng thờ gia tiên đẹp, chuẩn phong thuỷ
Tuy nhiên, không ít các gia đình hiện nay sở hữu nhà 2 tầng nên đôi khi việc xây dựng phòng thờ ngay bên trên phòng bếp là điều khó tránh khỏi. Điều này xảy ra có thể do gia chủ không biết có thể đặt phòng thờ bên trên phòng bếp hay không hoặc cũng có thể do yếu tố không thể thay đổi thiết kế căn nhà mà phạm phải nguyên tắc thờ cúng này.
Theo lời khuyên được đưa ra bởi các chuyên gia phong thủy, nếu trong trường hợp gia chủ đặt bàn thờ ngay trên bếp thì có thể hóa giải bằng cách chuyển bàn thờ tới một vị trí khác trong nhà.
Cách hóa giải hướng bàn thờ xấu
Điều này sẽ mang lại tác dụng tránh độ nóng bốc lên từ bếp có thể gây ảnh hưởng tới nơi thờ cúng linh thiêng. Tuy nhiên, khi thay đổi vị trí mới cho bàn thờ, các gia chủ cũng cần lưu ý không nên đặt bàn thờ dựa lưng vào nhà tắm hay đối diện cửa ra vào bởi đây là những vị trí không đẹp.
Nếu gia đình bạn sở hữu một phòng thờ với diện tích nhỏ và khó để thay đổi vị trí bàn thờ trên bếp và càng khó khăn hơn khi di chuyển vị trí bếp đã được cố định thì các bạn vẫn có thể tham khảo cách hóa giải khác.
Theo đó, các bạn sẽ sử dụng những màu sơn nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho phòng bếp. Bạn có thể sử dụng những màu như màu xanh lá cây hay xanh da trời sẽ giúp nguồn nhiệt trong bếp được giải tỏa một cách nhanh chóng.
Như vậy, nội thất Nam Thành Phát đã chia sẻ về lý do tại sao không nên đặt phòng thờ trên phòng khách. Hi vọng bạn đã có cái nhìn chính xác để lựa chọn vị trí phòng thờ gia tiên trong gia đình.
Nội thất Nam Thành Phát là đơn vị thiết kế, thi công nội thất phòng thờ uy tín hàng đầu thị tường. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, Kiến trúc sư giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề cùng tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết cao nhất. Với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách những công trình độc đáo, chất lượng và đẳng cấp. Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên. Nam Thành Phát luôn truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tập thể để mọi người luôn có được sự chăm chút đến từng chi tiết cho sản phẩm.
Những thông tin về phong thuỷ đặt phòng thờ trên phòng bếp có tốt hay không mà chúng tôi vừa giới thiệu hy vọng giúp ích được cho quý khách hàng có thêm nhiều ý tưởng cho căn phòng thờ gia tiên của gia đình mình. Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Nội Thất Nam Thành Phát để được tư vấn một cách tốt nhất!
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Hành Trình Đi Kiếm Bình An: Ý nghĩa của phòng thờ trong cuộc sống hằng ngày
ý nghĩa....
Gợi Ý Cách Đặt Ảnh Thờ Ông Bà Bố Mẹ Đúng Vị Trí Và Thứ Tự
Việc thờ cúng và cách đặt vị trí ảnh thờ ông bà tổ tiên trên bàn thờ là vô cùng quan trọng. Thể hiện lòng thành và sự chu toàn của con cháu đối với bậc tiền nhân trong gia đình.
Việc con cháu đặt di ảnh tổ tiên ông bà ông vải đúng cách không chỉ giúp bàn thờ đẹp hơn, trang nghiêm hơn mà còn giúp tổ tiên chứng giám lòng thành. Bàn thờ hay phòng thờ luôn là nơi tâm linh nhất trong gia đình nên mọi vật phẩm trên đó cũng cần phải được chuẩn bị một cách chu toàn. Bàn thờ đẹp được sắp xếp chu toàn từ ảnh thờ cho đến vật phẩm thờ cúng, vừa mang đến không gian thờ tự trang nghiêm, vừa bày tỏ tấm lòng thành của gia chủ đối với ông bà tổ tiên.
Việc sắp xếp bàn thờ cũng giống như xây dựng “ngôi nhà” để ông bà tổ tiên và những người đã khuất có thể an lòng trở về. Đối với những gia đình có nhiều thế hệ, ảnh thờ phải được sắp xếp theo đúng quy tắc để ông bà tổ tiên được vị trí của mình trên ban thờ.
Đồng thời cũng là để gia đạo bình an, không gặp phải tình trạng đồ thờ cúng bị cô hồn cướp mất.
Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên phải đúng theo thứ tự, vai vế để không phạm vào tội phạm thượng bất kính. Bên cạnh đó còn giúp tâm thanh tịnh, không bị người đã khuất than phiền, báo mộng.
Đối với ông bà cha mẹ, quy tắc sắp xếp di ảnh trên bàn thờ gia tiên chắc chắn đã được “nằm lòng”. Tuy nhiên, đây lại là công việc còn bỡ ngỡ với những cặp vợ chồng mới cưới, những người làm dâu mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thờ phụng gia tiên.
Vị trí bàn thờ cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Gia chủ cần phải đặt ảnh thờ nằm phía sau bát hương để gia tiên ngự trị đúng chỗ.
Thêm nữa, quy tắc được nhắc đến nhiều nhất khi sắp xếp ảnh thờ gia tiên chính là nam tả – nữ hữu. Trong đó, tả là trái, hữu là phải, tức di ảnh nam phải được đặt ở bên phải còn bên trái là di ảnh nữ. Vậy tại sao lại sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên như vậy?
Quy tắc này bắt nguồn từ Trung Quốc, cụ thể là truyền thuyết thủy tổ Bàn Cổ biến thành tiên. Khi đó, mắt phải của vị thần Bàn Cổ hóa thành Thần Mặt Trăng còn mắt trái biến thành Thần Mặt Trời.
Không chỉ được ứng dụng trong sắp xếp ảnh thờ, nam tả – nữ hữu còn được áp dụng trong đời sống vợ chồng. Mặt trời là cực dương, mặt trăng là cực âm. Chẳng những không loại trừ nhau mà còn thống nhất với nhau, tạo ra khởi đầu cho mọi sự sống.
Trước hết, quy tắc đầu tiên cần phải ghi nhớ khi sắp xếp di ảnh chính là thứ bậc càng lớn, vị trí đặt ảnh càng cao. Ví dụ, ảnh thờ cụ ông và cụ bà phải được đặt lên trên ảnh thờ của cha và mẹ.
Để thuận lợi hơn cho việc thờ cúng, gia chủ nên lựa chọn những mẫu bàn thờ đứng nhị cấp, tam cấp. Điều này vừa phân biệt rạch ròi thứ bậc, vai vế, vừa giúp cho bàn thờ được bài trí gọn gàng, chuẩn phong thủy.
Xem thêm:
>>> Bàn thờ gia tiên và phong tục thờ cúng của người Việt
Hiện nay, rất nhiều gia đình kết hợp việc thờ Phật với thờ gia tiên trên cùng một ban thờ. Để không phạm vào điều kiêng kỵ trong thờ cúng, khi đặt ảnh thờ, gia chủ cần lưu ý đặt ảnh Phật hoặc tượng Phật ở vị trí cao nhất, chính giữa. Tiếp đến, di ảnh thờ gi tiên ở vị trí 2 bên và thấp hơn ảnh/tượng Phật.
Ðiều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, vị trí không gian của mỗi gia đình mà có sự thiết trí thờ phụng khác nhau. Việc treo tượng Phật tại bàn thờ gia tiên cần phân biệt rõ vị thế. Cụ thể nếu gia đình có điều kiện nên có ban thờ Phật và gia tiên riêng. Nếu không thì cần treo riêng biệt với di ảnh của gia tiên.
Ảnh Phật treo trên bàn thờ gia tiên cần treo cao hơn di ảnh và được treo ở phần trung tâm của ban thờ. Di ảnh được treo ở 2 bên của ảnh Phật. Tranh thờ Phật phải luôn giữ sạch sẽ tránh bị mạng nhện bám và mép tranh cuộn lại vừa gây mất thẩm mỹ và sự tôn nghiêm của không gian thờ.
Khi đặt tượng Phật ở bàn thờ gia tiên cần chú trọng việc tượng Phật cần đặt ở chính giữa, di ảnh gia tiên ở hai bên có thể thấp hơn một chút. Treo tranh tượng Phật cũng cần chú trọng không nên cuộn tranh, khi tranh bị hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa để tránh ảnh hưởng đến gia đình của gia chủ.
Xem thêm:
>>> Top 5 tiêu chí chọn bàn thờ gia tiên phù hợp
>>> Cách đo kích thước tiêu chuẩn, hợp phong thuỷ của bàn thờ gia tiên
Áp dụng những quy tắc sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho bố cục của bàn thờ hợp phong thủy cả về mặt tâm linh lẫn cơ sở khoa học. Song bên cạnh đó, cũng cần tránh những điều cấm kỵ dưới đây không phạm vào tội bất kính, phạm thượng.
Trong nhiều trường hợp, vì ông bà mất ở hai thời điểm sát gần nhau nên gia đình đặt chân dung hai người trong cùng một bức ảnh. Tuy nhiên, đây lại là điều tối kỵ mà gia chủ nên tránh.
Bởi vì theo các chuyên gia phong thủy, điều này khiến cho ông bà tổ tiên cảm thấy không được tôn trọng. Từ đó, gia đình dễ gặp phải những chuyện xui, vận khí xấu.
Đôi khi, dù chỉ vô tình đặt ảnh thờ xô lệch, ngang hàng với lư hương cũng khiến cho gia chủ phạm vào tội bất kính. Điều kiêng kỵ này không chỉ khiến cho người đã khuất cảm thấy bị khinh nhờn mà còn tạo cơ hội cho cô hồn lợi dụng chỗ trống để ngự trị, cướp đồ thờ cúng.
Ngoài ra, cũng không quên lau dọn ảnh thờ vào những dịp quan trọng như giỗ chạp, lễ Tết để ban thờ gọn gàng, sạch sẽ hơn.
Trên đây là cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên đúng thuần phong mỹ tục. Gia chủ cần đặc biệt lưu ý để không phạm phải những điều cấm kỵ ảnh hưởng đến đời sống tâm linh.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Cách bố trí bàn thờ gia tiên hợp phong thuỷ
Nội thất Nam Thành Phát là đơn vị thiết kế, thi công nội thất phòng thờ uy tín hàng đầu thị tường. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, Kiến trúc sư giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề cùng tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết cao nhất. Với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách những công trình độc đáo, chất lượng và đẳng cấp. Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên. Nam Thành Phát luôn truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tập thể để mọi người luôn có được sự chăm chút đến từng chi tiết cho sản phẩm.
Những thông tin về cách đặt di ảnh ông bà tổ tiên đúng thứ tự mà chúng tôi vừa giới thiệu hy vọng giúp ích được cho quý khách hàng có thêm nhiều ý tưởng cho căn phòng thờ gia tiên của gia đình mình. Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Nội Thất Nam Thành Phát để được tư vấn một cách tốt nhất!
Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.
Hotline: 0858.937.899
Văn phòng: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội Thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Văn phòng: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Gợi ý cách bố trí bàn thờ cho đúng, hợp phong thuỷ nhất hiện nay
Việc thờ tự từ xa xưa đã là một nét đẹp rất riêng trong văn hóa tâm linh đáng trân quý. Vì vậy, bố trí bàn thờ thế nào là đúng, hợp phong thủy rất thiêng liêng và quan trọng. Mặc dù mỗi nơi có những niềm tin riêng như: tin vào Phật, vào Chúa, tin vào tâm linh với những người đã khuất,…
Vấn đề thiết kế và thi công nội thất cho phòng thờ cũng gồm những nguyên tắc nhất định, trong bài viết hôm nay Nội thất Nam Thành Phát xin đề cập nội dung cách bố trí phòng thờ.
Bài viết liên quan:
- Bàn thờ không đặt cạnh tường bếp đun, không dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay không nằm dưới hay trên vệ sinh, hạn chế đặt ở ban công…
- Không khí xung quanh bàn thờ
Khu vực thờ tự đòi hỏi sự yên tĩnh tối đa. Do đó, gia chủ không nên đặt các loại thiết bị âm thanh, nhạc cụ gần bàn thờ. Đồng thời, vị trí bàn thờ cũng không nên để quạt hay máy lạnh vì bát hương và các đồ thờ cúng rất kỵ với chúng.
Cùng với đó, khi bố trí bàn thờ trong phòng khách, chủ nhà không nên đặt bể cá phía dưới. Vì tính thủy của bể và tính hỏa của bàn thờ xung khắc sẽ khiến gia đình lục đục, sức khỏe giảm sút, nhất là nam giới.
Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.
Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác, cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.
Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.
Bàn thờ là nơi trang nghiêm, cần được thanh tịnh nên gia chủ chỉ nên bày hương, hoa, trà, quả. Tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.
Đa số phần lớn các gia đình hiện nay đều có không gian tâm linh bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông bà riêng để thể hiện tín ngưỡng tâm linh của chính mình với bề trên.
Song cần xem cách lập bàn thờ ông bà, phong thủy đặt bàn thờ theo tuổi chuẩn nhất để tránh chọn hướng bàn thờ không đúng gây ảnh hưởng tới gia đình.
Vậy hãy chọn hướng bàn thờ theo tuổi hợp phong thủy giúp bạn trả lời được thắc mắc nhà hướng Tây Bắc, Tây Nam,... đặt bàn thờ hướng nào giúp kích tài lộc.
– Thứ nhất, tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với sự phô trương.
– Thứ hai, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, hoặc dễ có gió thổi làm động bát hương.
– Thứ ba, bàn thờ chính gian giữa, người khấn đứng quay lưng ra cửa, sẽ có cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng khi khấn, làm mất tính trang nghiêm.
Tốt nhất nên cân nhắc vị trí để xây bàn thờ gỗ óc chó ngay khi bắt đầu thiết kế đồ nội thất và xây nhà sao cho phù hợp. Ví dụ, muốn đặt dưới tầng một thì bàn thờ nên nằm sát giếng trời hoặc trong khoảng thông tầng, nằm ở phía sau nhà và không lộ diện ra phòng khách. Khi đặt trên tầng, cách bố trí phòng thờ nên kín đáo với người ngoài và gần gũi với người trong gia đình. Liên hệ đơn vị thiết kế nội phòng thờ Nam Thành Phát để được tư vấn.
– Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.
– Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.
– Nếu tường sơn của phòng thờ có màu sáng thì không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng.
– Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.
Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.
Phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã.
Phía sau bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác. Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn (hoặc hai con hạc đội đèn), bộ ngũ sự có thêm hai bình (dựng cắm hoa tươi và để hương); bộ thất sự có thêm hai bình (đựng nước và gạo).
Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương, và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn. Khi bố trí bàn thờ Phật cần cao hơn và tách biệt bàn thờ gia tiên.
Trong không gian thờ cúng tổ tiên của mỗi gia đình người Việt đều dành một phần trang trọng nhất để treo những bức hoành phi, câu đối. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người dân.
Hoành phi thường được sơn son chữ vàng, có bức hoành phi hình cuốn thư. Chữ viết trên hoành phi đều tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, ghi tụng công đức của tổ tiên, ghi lại những lời răn dạy con cháu, hoặc thể hiện ước nguyện cầu mong sự bình an, thái bình.
Hai bên bàn thờ còn có đôi câu đối. Ngoài dùng trang trí, đôi câu đối còn ghi lại những lời răn dạy con cháu những giá trị đạo đức truyền thống, ca ngợi truyền thống của dòng họ hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng.
Quý gia chủ có nhu cầu tư vấn cách bố trí phòng thờ có thể liên hệ với thiết kế nội thất Nam Thành Phát, để chúng tôi có thể tư vấn tận tình nhất có thể.
Nội thất Nam Thành Phát xin giới thiệu tới quý vị một số mẫu phòng thờ gia tiên đẹp, sang trọng mà chúng tôi đã triển khai thiết kế và thi công trọn gói cho khách hàng. Mời quý vị tham khảo.
Mẫu Phòng Thờ Gỗ Gõ Đỏ Đẹp Đẳng Cấp Kết Hợp Phòng Khách
Mẫu Phòng Thờ Ốp Gỗ Đẹp Trong Biệt Thự Nhà Phố
Thi Công Phòng Thờ Nhà Gỗ Cổ Truyền Đẹp Nhất 2024
Xem ngay:
Mẫu Phòng Thờ Kết Hợp Phòng Khách Trong Biệt Thự Tại Hưng Yên
Trên đây là bài viết Nam Thành Phát chia sẻ về cách bố trí bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng và hợp phong thủy, mong rằng quý vị đã có cái nhìn chi tiết và cụ thể nhất.
Nội thất Nam Thành Phát là đơn vị thiết kế, thi công nội thất phòng thờ uy tín hàng đầu thị tường. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, Kiến trúc sư giỏi, tài năng và giàu kinh nghiệm, có đầy đủ tư cách pháp nhân, giấy phép hành nghề cùng tinh thần học hỏi và sự nhiệt huyết cao nhất. Cùng với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách những công trình độc đáo, chất lượng và đẳng cấp. Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian tâm linh gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên đậm chất riêng của từng gia chủ. Nam Thành Phát luôn truyền cảm hứng cho tất cả các thành viên trong tập thể để mọi người luôn có được sự chăm chút đến từng chi tiết cho sản phẩm.
Quý khách có nhu cầu thiết kế, thi công nội thất phòng thờ nhà gỗ xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 𝟎𝟖𝟓𝟖.𝟗𝟑𝟕.𝟖𝟗𝟗 - 𝟎𝟗𝟖𝟔.𝟑𝟗𝟔.𝟖𝟗𝟑
Văn phòng: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định
Fanpage: Nội thất AFP Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định