Top 5 bước chuẩn bị đồ lễ bái trong phòng thờ gia tiên vào mùng 1, ngày rằm

I. Ý nghĩa lễ bái trong phòng thờ gia tiên

Lễ bái trong phòng thờ gia tiên thể hiện sự cung kính, tỏ lòng tưởng nhớ biết ơn với những bậc bề trên. . Đây cũng là bổn phận của con cháu ở các đời hậu thế. Lễ bái là một nét đẹp văn hóa có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc.

Lễ bái cũng được hiểu như một nghi thức tín ngưỡng ở một số tôn giáo. Lễ bái biểu thị sự phục tùng, tôn kính với các thế lực siêu nhiên, đấng thần linh mà con người tôn thờ. Tín ngưỡng Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Phật Giáo và Khổng Giáo, chính vì thế mà các gia đình ở Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi cách lễ bái của hai tôn giáo này. Thời xa xưa, vua chúa quy định khi dân lễ bái vua, quan, hiền thần thì áp dụng hình thức lễ bái của Khổng giáo. Còn khi lễ bái Phật, Hiền thánh, hay lễ bái trong phòng thờ gia tiên thì áp dụng hình thức lễ bái của Phật Giáo.

Lễ bái cũng là một phương thức để tu tâm dưỡng tính, để con người tránh xa những tệ nạn xã hội, không sân si, thanh lọc tâm hồn và tránh bị nghiệp tụ vành.

 

Bày trí mâm cơm trong phòng thờ gia tiên ngày rằm, mùng 1

 

II. Top 5 bước chuẩn bị đồ lễ trong phòng thờ gia tiên

Bước 1: Lau dọn bàn thờ

Phòng thờ gia tiên là nơi linh thiêng, tôn kính. Nhất là bàn thờ, nơi ngự vị của các bậc bề trên nên thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Giữ gìn cho bàn thờ và những vật phẩm thờ cúng trên bàn luôn sạch sẽ là cách thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu với Tổ Tiên.

Thế nên việc lau dọn đồ thờ phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tránh phạm tâm linh. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận trong gia đình.

Bàn thờ và đồ thờ trong ngày rằm, mùng 1 được lau bằng khăn sạch, nước sạch và tốt nhất là lau bằng nước ngũ vị nhang. Người lau dọn phòng thờ gia tiên nên để người trong nhà thực hiện và đặc biệt không phải là phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Gia chủ cần giữ người sạch sẽ trước khi lau dọn bàn thờ.

Bước 2: Chuẩn bị đồ lễ

Đồ lễ đặt lên bàn thờ gia tiên bao gồm hoa và quả. Thông thường các gia chủ sẽ đặt từ 1 đến 2 bình hoa trên ban thờ. Hoa thờ phải là hoa tươi (hoa cúc, hoa ly, hoa hồng....) mang ý nghĩa tươi tốt, tài lộc.

Đĩa quả thờ thường được chọn với các loại số lẻ, tức là 1,3,5 loại quả và số lượng quả cũng là số lẻ. Gia chủ nên chọn những loại quả tươi, màu sắc sáng và được rửa sạch sẽ, để ráo nước mới nên xếp lên đĩa.

Ngoài hoa và quả gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm tiền vàng âm, trầu, rượu, thay nước, thắp nến trên ban thờ

 

Mâm cơm cúng trong phòng thờ gia tiên hiện đại

 

Bước 3: Chuẩn bị mâm cơm cúng

Chuẩn bị mâm cơm cúng để dâng lễ trong phòng thờ gia tiên từ lâu cũng đã trở thành một phong tục truyền thông của người Việt. Mâm cơm cúng không chỉ xuất hiện ở những ngày giỗ, Tết, 23 tháng chạp mà còn xuất hiện nhiều dịp lễ khác như rằm, mùng 1 hay những ngày con cháu đi xa trở về tưởng nhớ Tổ Tiên.

 

Mâm cơm cúng chỉn chu dâng lên tổ tiên vào dịp tuần tiết ngày rằm, mùng 1

 

 

Việc chuẩn bị mâm cơm cúng không cần quá cầu kì, không cần mâm cao cỗ đầy, có khi đơn giản chỉ cần lưng cơm, quả trứng  nhưng trong tâm luôn tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính đến Tổ Tiên là được.

Mỗi gia đình thường có nhưng thực đơn trong mâm cơm cúng khác nhau. Sau đây Nam Thành Phát xin được chia sẻ cho quý bạn đọc một số thực đơn mâm cơm cúng như sau:

Ở miền Bắc mâm cúng giỗ thường có những món quen thuộc như: Cơm, xôi, giò heo, thịt quay, các món nộm, gà luộc và chè

 

Ngày rằm mùng 1 nên chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo

 

Mâm cơm cúng ở miền Trung thì các gia đình thường cầu kỳ hơn. Mâm cúng thường có: Thịt gà, các món cá, thịt vịt hoặc tôm nem chả, canh bún.

 

 

 

Trên đây là một số gợi ý để quý khách chuẩn bị được mâm cơm cúng như ý. Tuy nhiên khi làm mâm cơm cúng gia chủ cần lưu ý một số điểm sau để tránh những điều quở trách.

 Những lưu ý khi làm mâm cơm cúng:

  •  Tuyệt đối không nêm nếm hay ăn thử thức ăn trong khi nấu để làm cơm cúng gia tiên.
  • Trên mâm cơm cúng bạn không nên đặt những món sống hay có mùi tanh.
  • Tỏi là một gia vị tạo nên hương vị thơm ngon cho đồ ăn, tuy nhiên đối với mâm cơm cúng gia chủ tuyệt đối không được nêm tỏi vào thức ăn. Có thể nêm sau khi đã thực hiện xong nghi lễ cúng bái
  • Các món từ cá mè cũng không nên đặt lên mâm cúng.
  • Mâm cơm cúng trên bàn thờ cần phải được đặt riêng. Tốt nhất mỗi gia đình nên có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái.

Mâm cỗ cúng rằm mùng 1

Bước 4: Cúng lễ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ, gia chủ sẽ tiến hành cúng lễ, đọc văn khấn. Dưới đây là một mẫu văn khấn mùng 1, ngày rằm dành cho việc cúng Thổ công, Thần linh và Tổ Tiên để quý khách cùng tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày.... tháng..... năm Giáp Thìn 2024, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

 

Đồ lễ bái trong phòng thờ gia tiên

 

Bước 5: Hạ Lễ, Thụ Lộc

Việc hạ lễ được thực hiện ngay trong phòng thờ gia tiên sau khi gia chủ thắp đủ 2 tuần hương. Sau khi hương tàn, gia chủ sẽ đem vàng mã ra đốt, tưới một chút rượu lên phần vàng mã đã cháy và rắc muối gạo tứ phương. Thực hiện xong xuôi có thể hạ đồ ăn xuống dưới để thụ lộc.

Ngày cúng lễ này cũng là dịp con cháu sum vầy, tụ tập bên nhau để thụ lộc của tổ tiên. Việc này giúp gắn kết tình cảm gia đình, anh em trong nhà.

Giới thiệu đơn vị thiết kế, thi công phòng thờ gia  tiên đẹp, uy tín

Là đơn vị tiên phong mang đến một không gian phòng thờ gia tiên gắn liền với bản sắc dân tộc trong từng nếp nhà Việt. Chúng tôi mong muốn quý khách hàng sẽ có những khoảnh khắc hướng về nguồn cội, bình yên trong tâm hồn mỗi khi bước vào căn phòng thờ gia tiên.

Nội thất Nam Thành Phát thừa hưởng tinh hoa từ làng nghề mộc truyền thống trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Với tiền thân từ đơn vị thiết kế - thi công nhà gỗ cổ truyền, cùng với sự nỗ lực, yêu nghề. Chúng tôi luôn được khách hàng tin cậy và giao thêm trọng trách kiên tạo thêm những mẫu nội thất phòng thờ đẳng cấp, đậm chất truyền thống. Trong những năm vừa qua, Nam Thành Phát không ngừng phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Chúng tôi may mắn có một thuyền trưởng luôn vững tay trèo (KTS.KS Vũ Minh Sơn) những bộ óc sáng tạo là các kiến trúc sư, kỹ sư am hiểu, giàu kinh nghiệm; những nghệ nhân, người thờ lành nghề đa tài và những người đứng sau thầm lặng luôn cống hiến hết sức. Tất cả đều đóng góp nên thành công của Nam Thành Phát ngày hôm nay.

Cách thành phố Nam Định chỉ với 30km về phía đông nam. Nội Thất Nam Thành Phát đặt tại địa bàn TT Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô trên 5000m2 với đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị hiện đại. Đội ngũ Kỹ sư, Kiến trúc sư, nghệ nhân có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Các dự án, công trình được Nam Thành Phát thực hiện luôn nhận được đánh giá tốt, sự hài lòng cao từ phía khách hàng.

Đến với Nam Thành Phát, quý khách được tham quan nhà xưởng, mẫu mã trước khi thực hiện. Không những thế, quý khách được tư vấn một cách thực tâm nhất, chi tiết nhất từ khâu lên ý tưởng thiết kế đến chốt mẫu mã thi công và đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Quý khách có thể tham khảo một số mẫu nội thất phòng thờ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.

Hotline: 0858.937.899

Văn phòng: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định

FanpageNội Thất  AFP Nam Thành Phát

Xưởng sản xuất: TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định

Back to top